Tạm ngừng hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp

Khi công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, một số trường hợp do chi nhánh làm việc kém hiệu quả hoặc khó quản lý dẫn đến doanh nghiệp thực hiện việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn chấm dút hoạt động hoàn toàn chi nhánh này

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh bao gồm

– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh;

– Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;

– Quyết định hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên; Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên

– Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ.

Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

*) Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất là 03 ngày trước khi tiến hành tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo (theo mẫu tham khảo tại Phụ lục số II-19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT), bao gồm:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp.

– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh: ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng.

– Tên, mã số của chi nhánh tạm ngừng

– Lý do tạm ngừng.

*) Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc để đưa ra kết quả:

– Giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng kinh doanh (nếu hồ sơ hợp lệ);

– Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).

Thời hạn tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp

*) Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm. Trước khi thời hạn tạm ngừng kết thúc, doanh nghiệp có thể gia hạn tạm ngừng, số lần gia hạn không hạn chế.

*) Ngoài ra, trong thời hạn tạm ngừng, khi doanh nghiệp có nhu cầu muốn chi nhánh hoạt động trở lại thì có thể làm thông báo hoạt động trở lại trước thời hạn mà không cần chờ đến khi hết hạn thời gian tạm ngừng.

Lưu ý khi làm thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp

*) Thông báo là thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp hoặc các đơn vị phụ thuộc có sự thay đổi hoặc biến động. Nếu doanh nghiệp không tiến hành thông báo thì sẽ bị xử phạt hành chính về vi phạm thông báo. Cụ thể doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về xử phạt đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh  bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

*) Trong thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh không tiến hành hoạt động sản xuất nên sẽ không làm phát sinh chi phí và lợi nhuận, nên trong thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh không phải nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, nếu thời gian tạm ngừng của chi nhánh tròn một năm dương lịch. Nếu thời gian tạm ngừng chi nhánh không tròn một năm dương lịch, chi nhánh vẫn phải nộp hồ sơ kê khai thuế cho cơ quan thuế.

*) Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

————————————————————————————————

Trên đây là nội dung tư vấn của TimeLaw. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0948.615.666 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *