Xử lý vi phạm nhãn hiệu

Vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu được hiểu là việc thiết kế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tàng trữ, chào hàng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu. Vậy, vi phạm nhãn hiệu sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Timelaw đi tim hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây

1.Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu ở trên đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này

2.Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

-Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

-Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

3.Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

4.Yếu tố đánh giá vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu

Các hành vi vi phạm nhãn hiệu được cụ thể hóa trong các quy định của Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Theo đó, yếu tố đánh giá vi phạm (xâm phạm) quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu bao gồm:

“ a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, theo đó sẽ phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.”

5.Một số điều khoản xử lý vi phạm nhãn hiệu, thương hiệu được quy định

Một số điều khoản xử lý vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CPngày 29/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như sau:

“Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng……”

Điều 12. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng…”

“Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị):a) Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị.”

6.Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu

Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Điều tra xác minh và thu thập thông tin xâm phạm nhãn hiệu

Bước 2: Giám định hành vi xâm phạm tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ

Bước 3: Gửi thư khuyến cáo tới bên xâm phạm thông báo hành vi xâm phạm

Bước 4: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm xâm phạm

7.Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi vi phạm nhãn hiệu bao gồm:

– Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp;

– Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;

– Cơ quan Hải quan các cấp;

– Cơ quan Công an các cấp;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện.

8.Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm xâm phạm nhãn hiệu tại Timelaw

Khi khách hàng xử dụng dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm xâm phạm nhãn hiệu tại Timelaw, Khách hàng sẽ được những lợi ích sau:

– Tư vấn cho khách hàng toàn bộ các bước xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết;

– Thu thập bằng chứng về hành vi xâm phạm của bên thứ 3;

– Nộp hồ sơ thẩm định hành vi xâm phạm nhãn hiệu tới cơ quan có thẩm quyền;

– Đại diện cho khách hàng soạn thư cảnh báo tới bên xâm phạm quyền cầu chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Nộp đơn tới cơ quan chức năng yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Nộp đơn tới Tòa án nhân dân yêu cầu bên xâm phạm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Làm các công việc khác giải nhằm giải quyết các vấn đề liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp từ khách hàng.

Nếu cần trợ giúp bất kỳ vấn đề pháp lý gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0948 615 666. Timelaw luôn hân hạnh là đơn vị uy tín đồng hành pháp lý cùng doanh nghiệp