Xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc

TƯ VẤN, XIN CẤP PHÉP SỬ DỤNG TÁC PHẨM ÂM NHẠC
Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Đây là một đối tượng được bảo hộ dưới hình thức là Quyền tác giả. Khi một tổ chức hay cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm âm nhạc là phải xin phép và trả phí. Vậy quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như thế nào?

Cơ sở pháp lý của việc xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc:

– Luật Sở hữu trí tuệ

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ, Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

1. Các tác phẩm âm nhạc nào phải xin cấp phép sử dụng?

Đối tượng tác phẩm âm nhạc phải xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc bao gồm:

– Tác phẩm âm nhạc Việt Nam.

– Tác phẩm âm nhạc quốc tế

Hình thức sử dụng phải xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc:

– Biểu diễn nhạc sống.

– Sử dụng bản ghi âm, ghi hình.

Lĩnh vực sử dụng tác phẩm âm nhạc phải xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc:

– Phát thanh – Truyền hình.

– Truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…).

– Nhà hàng, karaoke, café, vũ trường

– Biểu diễn.

– Xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc.

– Quảng cáo.

– Siêu thị, cửa hàng.

– Khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí.

– Văn phòng cho thuê.

– Sản xuất phim, quảng cáo.

– Lĩnh vực khác.

2. Quy trình thực hiện

Đối với các tác phẩm âm nhạc dùng cho các mục đính kinh doanh (không thuộc trường hợp không phải xin phép và trả phí theo quy định) thì tổ chức, cá nhân cần thực hiện 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Liên hệ với tác giả/chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc để xin phép và trả thù lao. Tuy nhiên, việc liên hệ với tác giả/chủ sở hữu là rất khó khăn.

Cách 2: Là giải pháp của cách 1, hiện nay, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc thực hiện qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) (Trụ sở chính tại 66 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội bên cạnh Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Điện thoại: 024 376 24718 l Fax: 024 376 24717)

Thủ tục thực hiện tại Trung tâm VCPMC như sau:

Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc bao gồm:

– Cung cấp thông tin về đối tượng sử dụng tác phẩm Việt Nam hay quốc tế, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng

– Bản xin phép và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc.

– Danh sách tác phẩm đăng ký sử dụng.

– Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc.

Mức thu tiền bản quyền tác giả âm nhạc được áp dụng theo Biểu giá do Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam ban hành.

Thời gian xử lý yêu cầu cấp phép:

– Cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc Việt Nam: tối đa 7 ngày làm việc

– Cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc quốc tế: tối đa 14 ngày làm việc

Thời gian được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ.

3. Dịch vụ xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc của Timelaw

– Tư vấn điều kiện, hình thức sử dụng tác phẩm âm nhạc cần xin cấp phép cho khách hàng;

– Tư vấn, tra cứu thông tin về tác phẩm âm nhạc xin cần cấp phép;

– Xác định các tác phẩm đã thuộc về công chúng và không phải xin cấp phép sử dụng;

– Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục cấp phép đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc cho khách hàng;

– Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục liên quan đến thủ tục cấp phép đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc;

– Bàn giao lại kết quả cấp phép cho khách hàng;

– Tư vấn các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ, quyền tác giả liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của TimeLaw. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0948.615.666 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn!