Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của mọi người. Do vậy, theo quy định của pháp luật bất kì các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đều phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại giấy phép và về thủ tục hồ sơ xin giấy phép này. Trong bài viết dưới đây, Timelaw xin gửi tới Qúy khách hàng những hiểu biết về Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
1.Căn cứ pháp lý
– Luật an toàn thực phẩm năm 2010.
– Nghị định 15/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
– Thông tư 279/2016/TT-BTC quy định mưc thu, chế đô thu, nộp, quản lý sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT – BCT hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý an toàn thực phẩm.
Thông tư 47/2014/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2.Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
Về cơ bản, Giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các cơ sở, các nhà máy sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dụng cụ, vật liệu dùng bao gói hay chứa đựng thực phẩm,…. . Không phải tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất trong ngành nghề liên quan đến thực phẩm đều phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Đối với những cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định, những người bán hàng rong thì không phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Các trường hợp khác, đều phải có loại giấy này mới được phép tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
3.Những ngành nghề cần xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– “Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định”: là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
– “Cửa hàng ăn”: hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
– “Nhà hàng ăn uống”: là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
– “Quán ăn”: là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
– “Căng tin”: là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
– “Chợ”: là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
– “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể”: là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
– “Siêu thị”: là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
– “Hội chợ”: là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
4.Xử lý vi phạm khi không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
-Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
-Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
-Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
5.Cơ quan cấp phép
Tùy vào ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm, thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp nộp hồ sơ, xin giấy phép ở các cơ quan chức năng khác nhau. Hiện nay, Sở Công Thương, Sở Nông Nghiệp và Sở Y Tế là ba cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy, nếu muốn xin cấp Giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý xác định cụ thể xem ngành nghề kinh doanh, buôn bán và sản xuất liên quan đến thực phẩm, thực phẩm chức năng mà doanh nghiệp định xin giấy phép cần phải nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng nào. Cụ thể:
-Sở Công Thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau:
+ Doanh nghiệp sản xuất: Rượu (Dưới 3 triệu lít/01 năm), bia (Dưới 50 triệu lít/01 năm), nước giải khát (Dưới 20 triệu lít/01 năm), sữa chế biến (Dưới 20 triệu lít/01 năm), dầu thực vật (Dưới 50 nghìn tấn/01 năm), bánh kẹo (dưới 20 nghìn tấn/01 năm), bột và tinh bột (Dưới 100 nghìn tấn/01 năm).
+ Đơn vị kinh doanh nhiều sản phẩm thuộc quyền quản lý của 2 cơ quan chuyên ngành.
+ Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh từ 2 sản phẩm thuộc thẩm quyền của từ 2 cơ quan chuyên ngành.
-Sở Nông Nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau:
+ Cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy hải sản: Ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi ghen, muối, gia vị, đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều, nông sản, thực phẩm khác.
-Sở Y Tế cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng sau:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm.
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
6.Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Trình tự thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xin xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, nộp tới cơ quan chức năng.
Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan chức năng tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở và quyết định cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng). Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
7.Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin giấy phép giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu mà cơ quan chức năng yêu cầu. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ tránh tình trạng hồ sơ thiếu. Cụ thể, hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh
– Giấy khám sức khỏe (Bản sao) có dán ảnh.
– Danh sách tổng hợp giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất hoặc kinh doanh.
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ
– Bản xét nghiệm nguồn nước (Cơ sở sản xuất)
– Hợp đồng và hóa đơn mua bán nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh.
8.Dịch vụ xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm tại Timelaw
Timelaw – đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm uy tín. Khách hàng làm thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Timelaw sẽ được hưởng một số dịch vụ tư vấn miễn phí như:
– Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hỗ trợ khách hàng sao y chứng thực các tài liệu có liên quan.
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
– Tiếp đoàn thẩm định cơ sở (nếu có)
– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý có liên quán đến việc sử dụng giấy phép trong suốt quá trình giấy phép còn hiệu lực.
Liên hệ ngay với Timelaw qua Hotline: 0948 615 666 để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí và sử dụng dịch vụ xin giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm!