Thủ tục thay đổi địa chỉ doanh nghiệp – mới nhất năm 2023

Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà nhiều công ty buộc phải thay đổi địa chỉ sang địa chỉ mới. Vậy công ty cần thực hiện những thủ tục nào? Quy trình thực hiện ra sao? Cùng Timelaw theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ và thực hiện đúng theo quy định pháp luật nhé!

1. Địa chỉ công ty cần đáp ứng điều kiện gì?

Địa chỉ công ty là nơi công ty đăng ký với Phòng Đăng ký kinh doanh là trụ sở chính của công ty. Địa chỉ đăng ký cụ thể số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Số điện thoại, số Fax, Email công ty.

Địa chỉ công ty không được đặt tại Căn hộ chung cư hay nhà tập thể chỉ có chức năng để ở, không được kinh doanh (theo Điều 6 Luật nhà ở 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP).

2. Các bước thay đổi địa chỉ công ty

Bước 1: Chốt thuế chuyển địa chỉ

Bước này chỉ thực hiện khi việc thay đổi địa chỉ công ty dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý.

Ví dụ: Công ty A đang đặt trụ sở tại Quận Cầu Giấy, do chi cục thuế Quận Cầu Giấy quản lý. Giờ công ty A muốn thay đổi địa chỉ về Quận Hà Đông, do chi cục thuế Quận Hà Đông quản lý.  Như vậy, công ty A phải thực hiện chốt thuế chuyển địa chỉ

Hồ sơ công ty cần chuẩn bị 03 bộ hồ sơ gồm:

– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08 – MST (Ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC)

– Bản sao ĐKKD của công ty

– Giấy giới thiệu

Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan thuế quản lý tại địa chỉ cũ của công ty

Bước 2: Đăng ký thay đổi địa chỉ công ty trên Đăng ký kinh doanh tại Phòng ĐKKD

Sau khi công ty nhận được văn bản trả lời của cơ quan thuế quản lý tại địa chỉ cũ (Mẫu 09 trả lời việc việc người nộp thuế chuyển địa chỉ), người đại diện theo pháp luật hoặc bên được ủy quyền thực hiện hồ sơ chuẩn bị hồ sơ thay đổi địa chỉ trên đăng ký kinh doanh.

Công ty chuẩn bị hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ gồm:

– Thông báo thay đổi do người đại diện theo pháp luật của công ty ký

– Biên bản họp, Nghị quyết/quyết định của Đại hội đồng cổ đông (CTCP); của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc của chủ sở hữu (công ty 1 thành viên) về việc thay đổi địa chỉ và sửa đổi điều lệ

Cơ quan tiếp nhận: Phòng ĐKKD nơi công ty đặt trụ sở mới

3. Lưu ý khi thay đổi địa chỉ công ty

Công ty được cấp Đăng ký kinh doanh mới ghi nhận địa chỉ mới, công ty cần thực hiện ngay các việc sau:

a. Thay đổi dấu tròn của công ty

Nếu trên mặt dấu của công ty có ghi nhận thông tin địa chỉ, công ty cần đối chiếu với địa chỉ mới và làm lại con dấu cho phù hợp.

Hiện nay, việc quản lý con dấu thuộc quyền quản lý của công ty, công ty không cần thông báo tới cơ quan nào khác. Công ty sẽ làm 01 văn bản thông báo tới các phòng ban về việc sử dụng mẫu dấu mới thay cho mẫu dấu cũ để áp dụng đồng bộ, tránh một số văn bản vẫn dùng dấu cũ là không đúng.

b. Làm lại biển công ty

Công ty cần làm lại biển hiệu theo địa chỉ mới và treo tại địa chỉ trụ sở mới nhé.

c. Về hóa đơn

Đối với hóa đơn điện tử, công ty báo lại nhà cung cấp điều chỉnh lại thông tin địa chỉ theo địa chỉ mới đã được cấp trên Đăng ký kinh doanh. Và thông báo phát hành lại hóa đơn mới gửi tới cơ quan thuế.

d. Một số lưu ý khác

– Việc thay đổi địa chỉ công ty có thể dẫn đến việc thay đổi thông tin công ty tại ngân hàng, cơ quan bảo hiểm,… công ty cần chủ động liên hệ để thay đổi kịp thời.

– Công ty cần thông báo đến khách hàng, đối tác về việc địa chỉ công ty đã có sự thay đổi.

 

Câu hỏi doanh nghiệp thường hỏi khi thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ công ty

1. Trong thời gian thay đổi địa chỉ, công ty có được xuất hóa đơn hay không?

Trả lời: Đối với các công ty thay đổi địa chỉ làm thay đổi cơ quan thuế quản lý, sau khi đã nộp hồ sơ xin chốt thuế chuyển địa chỉ, công ty không được xuất hóa đơn trong thời gian này.

2. Sau khi thay đổi địa chỉ, công ty có cần làm hồ sơ thông báo đến cơ quan thuế nơi công ty chuyển đến không?

Trả lời: Không. Vì hiện nay dữ liệu tại Phòng đăng ký kinh doanh tích hợp với cơ quan thuế, sau khi ghi nhận việc công ty chuyển trụ sở, phần dữ liệu này sẽ được chuyển sang cơ quan thuế quản lý mới nắm được thông tin.

3. Trường hợp thay đổi địa chỉ nhưng không đăng ký thay đổi, công ty có bị làm sao không?

Trả lời: Có chứ ạ. Công ty có thể bị:

– Khóa mã số thuế do người nộp thuế không hoạt động tại trụ sở.

– Phạt chậm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

– Phạt do không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

Mà khoản phạt này là rất cao theo nghị định 122/2021/NĐ-CP.

 

————————————————————————————————————————–

Hãy gọi ngay tới Hotline: 0948.615.666 Để được giải đáp thắc mắc hay sử dụng dịch vụ của Timelaw! 

#timelaw

#nganhnghe

#kinhdoanh

#congty

#doanhnghiep

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *