Những vấn đề khi thành lập mới doanh nghiệp

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

“Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?”

Thời điểm hiện tại, có 4 loại hình công ty được cá nhân/ tổ chức lựa chọn thành lập gồm:

– Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức.

– Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông.

– Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân.

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng khi phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho mình. Theo pháp luật hiện hành, dù bạn đang ở doanh nghiệp loại hình nào thì sau này bạn vẫn được làm thủ tục để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với định hướng và phát triển của bạn.

2. Đặt tên doanh nghiệp, công ty

– Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.

– Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.

– Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

– Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. (Trừ trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó).

3. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Ngành nghề kinh doanh bao gồm: ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không điều kiện. Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký mã ngành kinh doanh có điều kiện sẽ phải thỏa các điều kiện của ngành nghề. Đó là một phần lý do vì sao bạn chỉ nên đăng ký các ngành nghề tương ứng với mục đích kinh doanh để tránh phát sinh các thủ tục pháp lý không cần thiết.

Thêm nữa, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: buôn bán, sản xuất thực phẩm chức năng, phòng khám bệnh… không yêu cầu các giấy tờ pháp lý về ngành nghề khi nộp hồ sơ thành lập. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải bắt đầu xin giấy phép con (giấy phép kinh doanh ngành nghề) thì mới có thể hoạt động ngành nghề đó.

4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định về mức vốn tối thiểu mà cá nhân/tổ chức cần phải có để có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, theo đó:

– Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty;

– Người đại diện theo pháp luật có thể góp vốn hoặc được thuê làm người đại diện

5. Địa chỉ doanh nghiệp

– Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp

“Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”

– Không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư. Trường hợp bạn đặt trụ sở tại chung cư thì phải kiểm tra giấy tờ căn hộ đó có chức năng làm văn phòng hay không trước khi quyết định đặt trụ sở.

6. Vốn doanh nghiệp

– Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

– Hiện tại pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ hay vốn pháp định của ngành nghề đó.

———————————————————————————————————————————————————————————————————

Để được tư vấn chi tiết hay sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp nói riêng, các dịch vụ khác của Timelaw nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chung tôi qua:

Hotline: 0948.615.666 

Email: Hotrodoanhnghiep8899@gmail.com 

#Thutuc

#Thanhlap

#Doanhnghiep

#Timelaw

#Congty

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *