Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý:

_ Luật doanh nghiệp 2020

_ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP

_ Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

1.Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

– Tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

– Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.

2. Người đại diện theo pháp luật

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định về mức vốn tối thiểu mà cá nhân/tổ chức cần phải có để có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó người đại diện pháp luật cũng cần đáp ứng một số điều kiện sau:

– Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Không thuộc đối tượng bị cấm quản lí và thành lập doanh nghiệp

3. Điều kiện về tên công ty

Khi đặt tên doanh nghiệp không được đặt những tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở doanh nghiệp phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin địa chỉ trụ sở gồm 4 cấp: Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính chưa có số nhà, doanh nghiệp liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh không xem xét giải quyết các trường hợp địa chỉ trụ sở chưa đầy đủ theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp.

– Đối với những căn hộ nằm tại những lầu cao của chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ công ty để thực hiện chức năng kinh doanh. Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh, thương mại. Trong trường hợp này để được chấp nhận đăng ký kinh doanh được ở những tầng này, chủ sở hữu doanh nghiệp cần xuất trình văn bản chứng minh tại tầng đó có chức năng kinh doanh, thương mại, dịch vụ như: Quyết định phê duyệt dự án.

5. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

– Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

– Đối với việc đăng kí ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Vốn doanh nghiệp

– Hiện tại pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ hay vốn pháp định của ngành nghề đó. Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Còn nếu để mức vốn điều lệ cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu.

– Ngoài ra theo quy định, bậc lệ phí môn bài cũng như mức tính lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.

——————————————————————————————————————————————————————————————————————–

Để được tư vấn chi tiết hay sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp nói riêng, các dịch vụ khác của Timelaw nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chung tôi qua:

Hotline: 0948.615.666 

Email: Hotrodoanhnghiep8899@gmail.com 

#Thutuc

#Thanhlap

#Doanhnghiep

#Timelaw

#Congty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *