Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2023

Hà Nội là một trong những nơi có mật độ dân số và tiềm năng kinh tế phát triển hàng đầu Việt Nam. Hàng năm, có rất nhiều doanh nghiệp được mở ra và đặt tại Hà Nội, thu hút được đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp vốn. Vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Timelaw đi tìm hiểu qua bài viết sau.

1.Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

2.Khái niệm Doanh nghiệp

Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

3. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp

(Xem thêm: Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp)

4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội năm 2023

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, khi thành lập cần những loại giấy tờ tương ứng để tạo thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. 

  • Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần 
  • Điều lệ công ty cổ phần
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài 
  • Bản sao các giấy tờ: 

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật 

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy phép kinh doanh/Quyết định thành lập đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 
  • Điều lệ công ty 
  • Bản sao các giấy tờ:

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy phép kinh doanh/Quyết định thành lập đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty 
  • Danh sách thành viên 
  • Bản sao các giấy tờ:

+ CMND/CCCD/ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật

+ CMND/CCCD/ Hộ chiếu đối với thành viên công ty; Giấy phép kinh doanh/Quyết định thành lập đối với thành viên là tổ chức; CMND/CCCD/ Hộ chiếu đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • CMND/CCCD/ Hộ chiếu đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Hồ sơ thành lập công ty hợp danh
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty 
  • Danh sách thành viên 
  • Bản sao các giấy tờ:

+ CMND/CCCD/ Hộ chiếu đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy phép kinh doanh/Quyết định thành lập đối với thành viên công ty là tổ chức; CMND/CCCD/ Hộ chiếu đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua dịch vụ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Doanh nghiệp sẽ được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng phương thức nhận trực tiếp tại Bộ phận một cửa tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc bằng phương thức chuyển phát về trụ sở qua đường bưu điện.

——————————————————————————————————————————————————————

Để được tư vấn chi tiết hay sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp nói riêng, các dịch vụ khác của Timelaw nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chung tôi qua:

Hotline: 0948.615.666 

Email: Hotrodoanhnghiep8899@gmail.com 

#Thutuc

#Thanhlap

#Doanhnghiep

#Timelaw

#Congty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *