11 điều chủ doanh nghiệp cần biết khi thành lập doanh nghiệp

      Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng trước khi hoạt động phải có Giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục, quy định về doanh nghiệp như thế nào, chủ doanh nghiệp cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là 11 điều chủ doanh nghiệp cần biết.

  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp ảnh hướng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, quyết định đến cách thức quản lý, điều hành, phân phối lợi nhuận, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện nay có 03 loại hình doanh nghiệp phổ biến: Công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Với công ty cổ phần, yêu cầu có tối thiểu 03 cổ đông. Mô hình quản lý thường tổ chức như sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc. Mỗi cơ quan có quyền và nghĩa vụ riêng biệt, chủ doanh nghiệp cần biết khi thành lập doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên do 01 cá nhân/ tổ chức làm chủ sở hữu. Mô hình tổ chức phụ thuộc vào chủ sở hữu là cá nhân hay tổ chức.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có từ 2-50 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc. Một số công ty có thêm Ban kiểm soát/ Kiểm soát viên.

  1. Lưu ý về trụ sở chính doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi giao dịch, trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chủ doanh nghiệp cần lưu ý gì về trụ sở chính?

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp không được phép đặt trụ sở chính tại nhà tập thể hoặc căn hộ chung cư có mục đích để ở. Hiện nay, nhiều tòa chung cư thường kết hợp cả chức năng thương mại và căn hộ để ở, tầng thương mại thường từ tầng 1 đến tầng 4, còn lại là căn hộ chung cư, tất nhiên không nói đến các tòa nhà văn phòng.

Chủ doanh nghiệp cần lưu ý khi thuê trụ sở để phù hợp với quy định pháp luật.

  1. Lưu ý cách đặt tên công ty

Hiện theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp được đặt theo quy tắc sau:

Tên doanh nghiệp   =    tên loại hình + tên riêng

Tên loại hình:

  • Công ty cổ phần: “công ty cổ phần” hoặc “Công ty CP”
  • Công ty TNHH một thành viên/ công ty TNHH hai thành viên trở lên: “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH”
  • Công ty hợp danh: “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” 
  • Doanh nghiệp tư nhân: “doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN” hoặc “Doanh nghiệp TN”

Tên riêng:

Chủ doanh nghiệp lưu ý, phần tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tuy nhiên, tên riêng không được nhầm lẫn hoặc trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020, không vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.

  1. Cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là cụ thể hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được đăng ký theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. 

Trước khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần xác định được những hạng mục kinh doanh của mình là gì? Từ đó đối chiếu với quy định hiện hành, những ngành nghề nào được phép kinh doanh? Điều kiện kinh doanh ngành nghề đó? Giấy phép nào cần xin? Ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định, loại hình doanh nghiệp không? Do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép hay cơ quan nào khác? 

Khi liên hệ với Timelaw, chủ doanh nghiệp sẽ được giải đáp, tư vấn, định hướng phù hợp để có cách hình dung đơn giản hơn khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

  1. Chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp có thể do 01 cá nhân/ tổ chức thành lập hoặc có thể do nhiều cá nhân/ tổ chức góp vốn cùng thành lập. Trường hợp nhiều cá nhân tổ chức cùng góp vốn đặt ra vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm, lợi nhuận, … được phân chia như thế nào? Do vậy, trước khi bắt tay kinh doanh, các cá nhân, tổ chức nên làm rõ các vấn đề trên bằng bản thỏa thuận, hợp đồng để đảm bảo hài hòa, cùng hợp tác, cùng phát triển kinh doanh.

Nhưng không phải bất cứ ai đều có quyền thành lập doanh nghiệp? Đối chiếu quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, một số chủ thể không có quyền thành lập như cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan,…  chủ doanh nghiệp cần lưu ý.

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật là người thay mặt công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp trước Tòa với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,.. và các quyền nghĩa vụ khác theo quy định.

Chức danh của người đại diện theo pháp luật có thể là: Chủ tịch công ty, chủ tịch Hội đồng quản trị, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/ Tổng giám đốc,…. tùy theo từng loại hình doanh nghiệp.

  1. Quy định về vốn điều lệ công ty

Pháp luật hiện hành không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu, tuy nhiên vốn điều lệ công ty quyết định các vấn đề sau:

  • Ngành nghề kinh doanh: một số ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định. Ví dụ như dịch vụ lữ hành nội địa yêu cầu ký quỹ 250.000.000 VNĐ, dịch vụ bưu chính nội địa yêu cầu vốn điều lệ 2.000.000.000 VNĐ,…
  • Lệ phí môn bài: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên lệ phí môn bài hàng năm là 3.000.000 VNĐ; dưới 10 tỷ lệ phí môn bài là 2.000.000 VNĐ.
  • Khả năng góp vốn đúng thời hạn: trong thời gian 90 ngày kể từ ngày cấp GCNĐKDN, thành viên góp vốn phải góp đủ mức vốn điều lệ đã đăng ký, nếu không phải đăng ký điều chỉnh.
  • Khả năng chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp: thành viên góp vốn hay chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã góp vào công ty.
  • Xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác: mức vốn điều lệ là số tiền đã đóng góp vào doanh nghiệp, từ đó quyết định giá trị hợp đồng và khả năng thực hiện hợp đồng đã ký kết.
  • Khả năng vay vốn ngân hàng: dựa trên khả năng tài chính, vốn điều lệ đã góp, ngân hàng sẽ giải ngân tương ứng. 

Vốn quá cao, đăng ký giảm vốn khó: phải thuộc các trường hợp giảm vốn theo luật định, doanh nghiệp mới được đăng ký giảm vốn.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp hoàn thành có thể đăng ký tăng vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình.

  1. Cơ quan cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp

Cơ quan cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu đặt trụ sở tại Cầu Giấy, Hà Nội thì Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội sẽ thụ lý và cấp giấy phép.

Chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý về ngành nghề kinh doanh để xác định đúng cơ quan cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

  1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hiện nay được quy định rất rõ và có biểu mẫu ban hành để doanh nghiệp tham khảo. Thường hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp sẽ gồm có:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông

Bản sao công chứng CCCD/CMND/Hộ chiếu của thành viên, cổ đông, chủ sở hữu nếu là cá nhân. Bản sao công chứng ĐKKD nếu thành viên, cổ đông, chủ sở hữu là tổ chức.

Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện.

  1. Thời gian xử lý hồ sơ

Theo quy định, sau 03 ngày làm việc không tính ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh về tình trạng của hồ sơ, hồ sơ được chấp thuận hay hồ sơ bị sửa đổi bổ sung, chủ doanh nghiệp lưu ý để theo dõi và xử lý hồ sơ.

  1. Các việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi có kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Treo biển công ty tại trụ sở
  • Mua chữ ký số và hóa đơn điện tử để kê khai thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài
  • Lựa chọn phương pháp khai thuế GTGT + TNCN
  • Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ
  • Lập hồ sơ lưu nội bộ
  • Đóng BHXH cho người lao động (nếu có)
  • Thực hiện góp vốn điều lệ theo đúng thời hạn đăng ký

 

Trên đây là những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần nắm được. Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, quy mô, công việc cần thực hiện để có hướng đi và định hướng đúng đắn, giúp doanh nghiệp phát triển và thành công.

Cần hỗ trợ, hãy liên hệ chúng tôi để chúng tôi giúp bạn trên con đường thành công của mình. Hotline hỗ trợ: 0948.615.666

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *