Hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử

Hiện nay trong môi trường số hóa, các giao dịch thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng nhiều công nghệ hiện đại ra đời. Con người càng ưu thích giao dịch này bởi lợi nhuận mà nó mang lại. Song song với nó là xuất hiện của các sàn giao dịch thương mại điện tử được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ hữu hiệu để quảng cáo và bán hàng hóa.

Tuy nhiên, để được hoạt động các sàn giao dịch thương mại điện tử, các thương nhân phải thực hiện các thủ tục đăng ký nhất định. Và để nắm rõ hơn về thủ tục đó, cùng Timebit Law theo dõi bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử;

– Nghị định 08/2018/NĐ- CP Sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương;

– Thông tư 47/2014/TT-BTC Quy định quản lý website thương mại điện tử.

– Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử

– Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi thông tư 47/2014/TT-BCT

2. Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ.

3. Vai trò của Sàn giao dịch thương mại điện tử

Sàn giao dịch thương mại điện tử đóng một vai trò như cầu nối liên kết nhiều cửa hàng cung cấp mọi sản phẩm, các công ty, doanh nghiệp đến với khách hàng đa dạng và rộng rãi và được truy cập thường xuyên trên các trang thương mại điện tử để tìm kiếm sản phẩm.

Đối với đơn vị chủ hàng và người bán có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đưa đến khách hàng đúng sản phẩm và đúng thời điểm.

Trên các phương diện của người dùng khách hàng có nhu cầu mua sắm và hoàn toàn nhận được rất nhiều tiện ích từ các sàn thương mại điện tử với nhiều giá cả cạnh tranh và phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Đặc biệt, được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển một cách dễ dàng và thuận lợi.

4. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;

– Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

5. Điều kiện hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo Điều 54 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các điều kiện để hoạt động sản thương mại điện tử bao gồm:

– Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật

– Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.

– Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:

  • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
  • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

– Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký.

6. Thủ tục đăng ký Website của Sàn giao dịch thương mại điện tử

* Chuẩn bị hồ sơ đăng ký (theo Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BCT), gồm:

1- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

2- Bản sao được chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).

3- Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

4- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

  • Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
  • Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

5- Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

6- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

– Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

– Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế thu nhập cá nhân của cá nhân;

– Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

– Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

– Các thông tin liên hệ, bao gồm số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử.

Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành Bước 3:

– Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký đã chuẩn bị (File PDF).

Bước 4: Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

– Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5:

– Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 trên để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) đã chuẩn bị ở trên.

Dịch vụ đăng ký Website hoạt động Sàn giao dịch thương mại điện tử của Timebit Law:

  • Tư vấn điều kiện đăng ký hoạt động Sàn giao dịch thương mại điện tử;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, thông tin để hoàn thiện hồ sơ thủ tục đăng ký Website hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục đăng ký Website hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký Website hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử ;
  • Nhận và giao lại cho khách hàng Kết quả đăng ký Website hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử;

————————————————————————————————

Trên đây là nội dung tư vấn của TimeLaw. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0948.615.666 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *