Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng lao động sẽ phải chi trả một khoản tiền khi người lao động ốm đau hay mất việc. Cụ thể, bảo hiểm xã hội là gì? Khi nào đóng bảo hiểm xã hội? Nhận tiền bảo hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này:

1. Văn bản pháp luật liên quan

– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP
– Thông tư 95/2015/TT-BLĐTBXH

2. Bảo hiễm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội được chia thành 02 loại:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Gồm các chế độ: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Gồm 02 chế độ: Hưu trí và Tử tuất

3. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

4. Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức đóng bảo hiểm = (Tiền lương căn cứ của người đóng bảo hiểm) x (tỷ lệ trích đóng).
Tiền lương tháng của người lao động bao gồm:

• Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
• Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, thâm niên nghề.

Đối với BHXH tự nguyện: Người lao động phải đóng 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

5. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

Đối với Người lao động:

• Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
• Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: có Giấy tờ chứng minh.

Đối với Đơn vị sử dụng lao động (Doanh nghiệp):

• Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
• Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
• Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (Mục II Phụ lục 03).

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

• Cấp thẻ BHYT: 7 ngày làm việc;
• Cấp sổ BHXH: 20 ngày làm việc;

Dịch vụ bảo hiểm xã hội tại Timebit Law:

• Tư vấn các quy định về pháp luật và trình tự, thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động;
• Tư vấn về hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu liên quan đến thủ tục bảo hiểm xã hội;
• Thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý có thẩm quyền;
• Tư vấn các quy định pháp luật khác có liên quan.

————————————————————————————————

Trên đây là nội dung tư vấn của TimeLaw. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0948.615.666 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *