Thủ tục đăng kí chữ kí số và lợi ích khi sử dụng chữ kí số trong doanh nghiệp

Có thể nói, sự xuất hiện của chữ ký số đã đem đến một hướng đi mới trong việc số hóa thủ tục hành chính và đem lại sự minh bạch cao trong các giao dịch điện tử. Quá trình sử dụng chữ ký số tại doanh nghiệp đã cho thấy những lợi ích thiết thực

1. Thủ tục đăng ký chữ ký số

Để đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
* Đối với tổ chức, doanh nghiệp:
– Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
– Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).
* Đối với cá nhân: Bản sao có công chứng CMND hoặc hộ chiếu.
Sau khi chuẩn bị đủ các hồ sơ trên, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để đăng ký sử dụng chữ ký số.
Nhà cung cấp sẽ tiến hành chứng thực nội dung hồ sơ trên do doanh nghiệp cung cấp và tiến hành làm hợp đồng cũng như bàn giao chữ ký số cho người mua.

2. Lợi ích sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử

Có thể nói, sự xuất hiện của chữ ký số đã đem đến một hướng đi mới trong việc số hóa thủ tục hành chính và đem lại sự minh bạch cao trong các giao dịch điện tử. Quá trình sử dụng chữ ký số tại doanh nghiệp đã cho thấy những lợi ích thiết thực của công cụ số này:
Tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xác nhận văn bản: Thay vì phải luân chuyển văn bản và thực hiện ký tay, các bên giao dịch có thể ký số một cách nhanh chóng, chính xác.
Tăng tính trách nhiệm của các bên trên nội dung đã ký: chữ ký số đã góp phần hạn chế tối đa nạn làm giả chữ ký và gian lận thủ tục hành chính. Chữ ký số cũng đem lại sự minh bạch hơn trong việc xác nhận quyền và trách nhiệm mỗi bên trong nội dung văn bản ký xác nhận.
Đảm bảo sự toàn vẹn nội dung dữ liệu được ký: việc ký số giúp xác nhận nội dung giao dịch số, nhờ đó đem lại sự tin tưởng cho các bên tham gia giao dịch vì nội dung dữ liệu đã ký không thể sửa đổi.

3. Ứng dụng của chữ ký số trong doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

– Kê thai thuế: 100% doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thành phố có cơ sở hạ tầng về CNTT bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Kê khai thuế qua mạng bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp, BC tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, năm.
– Xuất hóa đơn điện tử: 100% doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử kể từ 1/11/2020. Việc phát hành, quản lý hóa đơn điện tử diễn ra thường xuyên và liên tục tại doanh nghiệp.
– Kê khai thuế Hải quan: Đối với các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, vật dụng trên vận tải xuất nhập cảnh phải thực hiện kê khai hải quan
– Kê khai Bảo hiểm xã hội: Doanh nghiệp có sử dụng lao động theo hợp đồng bắt buộc phải kê khai & đóng bảo hiểm xã hội(BHXH), bảo hiểm y tế(BHYT) hàng tháng và báo cáo về tình hình biến động nhân sự đóng BHXH khi có phát sinh.
– Các giao dịch thương mại khác trên môi trường internet như: Giao dịch ngân hàng, giao dịch chứng khoán, mua bán trực tuyến, ký kết hợp đồng, văn bản thỏa thuận,…..
Trên đây là bài viết của Timebit Law về việc sử dụng chữ ký số điện tử hiện nay, để biết thêm thông tin chi tiết về cách thức đăng ký, cách kích hoạt và sử dụng chữ ký số, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình.

————————————————————————————————

Trên đây là nội dung tư vấn của TimeLaw. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0948.615.666 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *