1.Đối tượng áp dụng
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng hoạt động này
2.Cách tính thuế GTGT phải nộp
SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP = GIÁ TRỊ GIA TĂNG x 10%
- Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra (-) Giá trị thanh toán vàng, bja, đá quý mua vào tương ứng
- Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh thuế GTGT âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý
- Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không để bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để để trừ vào giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm
- Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau
3.Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 03/ GTGT
4.Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Theo quy định tại Điều 44 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý
———————————————————————————————-
Trên đây là bài chia sẻ của Timelaw đến quý khách hàng về cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
Để biết thêm về các gói dịch vụ kế toán quý khách có thể liên hệ qua email: hotrodoanhnghiep8899@gmail.com để được hỗ trợ tốt nhất !