Cách lựa chọn và ghi mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

        Khi dự định thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẽ định hình cho mình sẽ kinh doanh những ngành nghề nào, ngành nghề nào là chính. Tuy nhiên, muốn lựa chọn được ngành nghề, doanh nghiệp chắc chắn phải quan tâm đến thị trường kinh doanh, vốn pháp định, có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không, ngành nghề nào không bị cấm kinh doanh. Vậy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết được cách đăng ký ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện của một số ngành nghề nhất định.

Doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, không hạn chế kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp buộc phải đáp ứng các điều kiện đó trước và trong quá trình kinh doanh.

* Về cách ghi ngành nghề: Cách ghi mã ngành nghề được quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

– Doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi trong Giấy đề nghị ĐKDN. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn được quy định chi tiết trong Quyết định 01/2021/QĐ-TTg.

VD: 

         4101     Xây dựng nhà để ở

         4102     Xây dựng nhà không để ở

– Trường hợp ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ghi ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

VD: 

– Trường hợp ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

VD: 

Lưu ý: 

– Trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đó trước và sau khi đăng ký. Trước khi đăng ký, cần quan tâm đến đã đủ số vốn điều lệ hay chưa, Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp khi kinh doanh ngành nghề đó để tránh trường hợp bị ra thông báo.

– Nếu doanh nghiệp chưa có đủ số vốn pháp định hoặc biết ngành nghề này không thuộc quản lý của Phòng đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải ghi loại trừ ngành nghề đó ngay dưới ngành cấp bốn.

Ví dụ: Doanh nghiệp muốn kinh doanh bán lẻ ô tô con dưới 9 chỗ ngồi, nhưng nội dung của ngành nghề này trong quyết định 01/2021/QĐ-TTg có hoạt động đấu giá.

Tuy nhiên, hoạt động của đấu giá viên chỉ được thực hiện tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc tổ chức có 100% vốn điều lệ là Nhà nước do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. (Điều 18 Luật đấu giá tài sản 2016)

Do vậy với các doanh nghiệp bình thường thì không được thực hiện hoạt động đấu giá và phải loại trừ hoạt động này ra khỏi ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp ghi ngành nghề này như sau:

————————————————————————————————————————–

Hãy gọi ngay tới Hotline: 0948.615.666 Để được giải đáp thắc mắc hay sử dụng dịch vụ của Timelaw! 

#timelaw

#nganhnghe

#congty

#doanhnghiep

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *