Thành lập mới văn phòng đại diện cho doanh nghiệp

       Hiện nay, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh để nâng tầm quy mô hoạt động nhằm xúc tiến việc hoạt động kinh doanh tới thị trường mới là việc tất yếu. Việc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện công ty (VPĐD) là điều đáng được cân nhắc. 

Dưới đây là nội dung tư vấn của Timelaw về thủ tục thành lập VPĐD.

1. Căn cứ pháp lý của bài viết

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT 

2. Một số điều cần lưu ý khi thành lập VPĐD

        VPĐD theo khoản 2 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 được hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Như vậy, VPĐD:

  • Thực hiện chức năng đại diện doanh nghiệp ký kết hợp đồng với đối tác theo hợp đồng ủy quyền của doanh nghiệp, không thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Hình thức hạch toán là hạch toán phụ thuộc, sổ sách, hóa đơn chuyển về doanh nghiệp kê khai và báo cáo.
  • Được quyền đăng ký con dấu riêng.
  • Không cần phải đặt cùng tỉnh, thành phố với trụ sở doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở không được là nhà tập thể, nhà chung cư không có mục đích kinh doanh.
  • Tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu và phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. (Lưu ý: Phần tên riêng không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.)

3. Ưu, nhược điểm của việc thành lập VPĐD

Ưu điểm:

  • Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở một vị trí thuận lợi hơn so với đến trực tiếp công ty.
  • Công ty sẽ có thêm một địa điểm thuận lợi để trưng bày sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

Nhược điểm:

  • VPĐD chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch.
  • VPĐD không được ký kết hợp đồng hay mua bán, chỉ được giới thiệu sản phẩm, không được mua bán trực tiếp.

4. Thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng đại diện

Bước 01: Xử lý thông tin khách hàng và soạn thảo hồ sơ

Khách hàng cung cấp các thông tin liên quan đến Văn phòng đại diện như tên gọi, địa chỉ đặt trụ sở,… và  bản sao công chứng CCCD/ CMND/ Hộ chiếu của người đứng đầu VPĐD 

Từ những thông tin đó, Timelaw sẽ soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ, gồm có:

  1. Thông báo lập VPĐD
  2. QĐ và BBH của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên); của Hội đồng quản trị (CTCP), của các thành viên hợp danh đối (công ty Hợp danh),  Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (công ty TNHH một thành viên) về việc thành lập văn phòng đại diện;
  3. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Các thành viên hợp danh, chủ sở hữu công ty;
  4. 01 bản sao chứng thực CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  5. Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ;
  6. 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD – Sở KH và ĐT nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập VPĐD

Kết quả khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập VPĐD là:

  • GCN đăng ký hoạt động của VPĐD;
  • Hồ sơ nội bộ;
  • Dấu của Văn phòng đại diện (nếu khách hàng có nhu cầu khắc con dấu);
  • Tư vấn các vấn đề, thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện.

——————————————————————————————————–

Trên đây là nội dung tư vấn của Timelaw, nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0948.615.666 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *