Tư vấn mua/ bán doanh nghiệp
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, việc mua bán đã không còn xa lạ đối với mọi người. Theo đó, việc mua bán công ty cũng trở nên phổ biến và tùy vào các thức mua, bán doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quy trình, thủ tục khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Timelaw sẽ cung cấp đến Qúy khách hàng những thông tin cơ bản về hình thức, thủ tục mua bán doanh nghiệp theo quy định mới nhất.
1.Cơ sở pháp lý
– Luật Doanh nghiệp năm 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2.Định nghĩa về mua bán doanh nghiệp
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể Mua bán doanh nghiệp là gì. Nhưng có thể hiểu: Mua bán doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp thông qua việc mua lại quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Trong Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc mua bán toàn bộ doanh nghiệp áp dụng đối với Doanh nghiệp tư nhân, còn đối với loại hình công ty thì việc mua bán được thực hiện thông qua hình thức chuyển nhượng vốn góp (Công ty TNHH) hoặc chuyển nhượng cổ phần (Công ty cổ phần)
Ngoài ra, có thể hiểu Mua bán doanh nghiệp theo Luật Cạnh tranh năm 2018 như sau:
– Chủ thể mua bán doanh nghiệp: Doanh nghiệp (gồm Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần)
– Hình thức mua bán doanh nghiệp: Mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
– Hệ quả pháp lý: Bên mua thâu tóm, kiểm soát và thống lĩnh một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp bị mua lại
3.Các hình thức mua bán doanh nghiệp
Các hình thức mua bán doanh nghiệp hiện nay gồm:
– Mua bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân
– Chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần
– Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH
3.1.Mua bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân
-Chủ thể:
+ Chủ thể có quyền bán: Chủ doanh nghiệp tư nhân
+ Chủ thể có quyền mua: Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đủ điều kiện
-Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân
+ Người mua phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
+ Trách nhiệm pháp lý: Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghệp tư nhân pháp sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp. Trường hợp bên bán, bên mua và chủ nợ có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó.
3.2.Chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần
Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về chuyển nhượng cổ phần như sau:
– Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
– Hình thức chuyển nhượng: Hợp đồng hoặc giao dịch trên sàn chứng khoán
– Điều kiện: Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.
– Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần: Trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Gi ấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020
3.3.Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH
Việc mua bán doanh nghiệp doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng vốn góp của công ty TNHH được hiểu là việc chủ sở hữu chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình tương ứng với phần vốn góp vào công ty.
Nguyên tắc chuyển nhượng vốn góp:
-Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
+ Phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp
+ Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên
-Công ty TNHH một thành viên:
Việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH một thành viên đơn giản hơn so với công ty TNHH hai thành viên trở lên do chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH một thành viên phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang loại hình công ty chuyển đổi có thể là Công ty TNHH hai thành viên sở lên hoặc công ty cổ phần. Trường hơp công ty cổ phần chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác thì phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu theo Luật Doanh nghiệp 2020
4.Quy trình, thủ tục mua bán các loại hình doanh nghiệp
Với mỗi hình thức chuyển nhượng khác nhau sẽ có những quy trình thủ tục mua bán khác nhau
4.1.Chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần
Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần
Bước 2: Ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Bước 3: Lập biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty
Bước 5: Kê khai và nộp thuế TNCN điện tử cho cơ quan thuế
4.2.Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH một thành viên
-Chuyển nhượng toàn bộ:
Bước 1: Làn thủ tục chuyển nhượng
Bước 2: Làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu
-Chuyển nhượng 1 phần: Làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty
4.3.Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên trở lên
-Trường hợp chuyển đổi mà không thay đổi số lượng thành viên: Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp của các thành viên
-Trường hợp chuyển nhượng làm thay đổi số lượng thành viên:
+ Thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn
+ Thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty
4.4.Những lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp
-Đối với việc mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới với một chủ thể là pháp nhân nước ngoài, pháp luật của mỗi quốc gia thường đặt ra những tiêu chí nhất định để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong việc mua bán doanh nghiệp hay những hạn chế về ngành nghề đầu tư, vốn, giá trị cổ phần được phép sở hữu trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần
– Mua bán doanh nghiệp là một hành vi mang tính tập trung kinh tế. Trong trường hợp một doanh nghiệp lớn thâu tóm hết các doanh nghiệp trong cùng một thị trường, doanh nghiệp này sẽ nắm được sức mạnh thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chi phối để trục lợi, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Uỷ ban cạnh tranh quốc gia để đánh giá sơ bộ
-Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
5.Dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp của Timelaw
– Timelaw – một trong những đơn vị hàng đầu về tư vấn dịch vụ mua bán doanh nghiệp, luôn đảm bảo mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng
– Cam kết báo giá trọn gói, không phát sinh chi phí
– Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình
– Hồ sơ cần cung cấp đơn giản
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về Tư vấn mua bán doanh nghiệp. Timelaw luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Khách hàng về mua bán doanh nghiệp. Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0948 615 666