Những lưu ý khi thành lập mới doanh nghiệp

    Trước khi tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện dưới đây để tránh tình trạng bị từ chối hồ sơ thành lập hoặc kéo dài thời gian nhận được Giấy chứng nhận ĐKKD

  1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào tiêu chí như: quy mô, chiến lược kinh doanh,… thì có 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến được các nhà đầu tư lựa chọn: CT.TNHH 1 thành viên, CT.TNHH 2 thành viên trở lên và CTCP.

  • Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên  là loại hình doanh nghiệp chỉ có một người làm chủ sở hữu công ty, được toàn quyền quyết định các vấn đề trong công ty. 

Nếu doanh nghiệp kinh doanh với quy mô nhỏ, chưa có ý định huy động vốn nhiều hoặc muốn tự mình làm chủ, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình này. Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên đó là chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ.

Tuy nhiên, công ty TNHH 1 thành viên cũng có một số điểm hạn chế: không được phát hành cổ phiếu, không được giao dịch chứng khoán,…

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Với số lượng thành viên góp vốn từ 2 đến 50 thành viên, đây là một ưu điểm giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng hơn. Ngoài ra, loại hình này cũng có ưu điểm tương tự như công ty TNHH 1 thành viên đó là chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

  • Công ty cổ phần

Ưu điểm của công ty cổ phần đó là khả năng huy động vốn rất cao bởi không giới hạn số lượng cổ đông. Ngoài ra, công ty cổ phần còn mang tính quy mô hơn so với các loại hình khác vì được quyền niêm yết và giao dịch cổ phần trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, về cơ cấu tổ chức cũng như các thủ tục pháp lý liên quan tới cổ phần lại khá phức tạp vì số lượng cổ đông không giới hạn.

Tóm lại: căn cứ vào những đặc trưng riêng, doanh nghiệp có thể lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với mình. 

  1. Ngành nghề kinh doanh

Các số liệu trên thực tế đã ghi nhận, khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp thường muốn đăng ký nhiều mã ngành để không phải bổ sung ngành nghề trong quá trình hoạt động sau này. Mặc dù số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị giới hạn, nhưng việc đăng ký quá nhiều ngành nghề có thể gây ra khó khăn khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài ra các khách hàng hay đối tác cũng khó có thể xác định được lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh dãn tới khó khăn trong việc hợp tác.

Ngành nghề kinh doanh chia ra làm hai loại: ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ phải thỏa các điều kiện của ngành nghề. Vì vậy doanh nghiệp chỉ nên đăng ký các ngành nghề tương ứng với mục đích kinh doanh để tránh phát sinh những thủ tục pháp lý khác không cần thiết. 

  1. Vốn điều lệ

Hiện nay pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đảm bảo vốn điều lệ, vốn pháp định hay vốn ký quỹ của những ngành nghề đó. 

Vì vậy, với những ngành nghề không yêu cầu mức vốn điều lệ thì doanh nghiệp nên đăng ký số vốn phù hợp với quy mô kinh doanh vì:

  • Vốn điều lệ liên quan đến lệ phí môn bài

Theo quy định pháp luật, mức tính lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng: Thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm
  • Vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: Thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm
  • Vốn điều lệ phải góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp GCN đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp phải góp đủ số vốn đã đăng ký nếu không góp đủ thì phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ. Nếu không góp đủ số vốn trong thời hạn 90 ngày, mà doanh nghiệp cũng không đăng ký giảm vốn, rất có khả năng bị xử phạt trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra đột xuất. 

  1. Người đại diện pháp luật 

Khi thành lập, doanh nghiệp phải xác định cá nhân đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để phụ trách các công việc: ký giấy tờ công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty… Một người có thể là người đại diện pháp luật của nhiều công ty. Người đại diện theo pháp luật có thể góp vốn vào công ty hoặc được thuê làm người đại diện..

  1. Địa chỉ công ty

Địa chỉ trụ sở công ty phải đầy đủ, chính xác theo địa giới hành chính 4 cấp và được đặt ở nhà đất hoặc chung cư văn phòng, không được đặt trụ sở ở nhà tập thể, chung cư để ở. Ngoài ra doanh nghiệp phải treo biển tại trụ sở công ty để tránh bị khóa mã số thuế

——————————————————————————————————————————————————————————————————-

Trên đây là những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp, để được tư vấn chuyên sâu hay sử dụng dịch vụ của Timelaw, quy khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng: 0948.615.666

#timelaw

#thanhlap

#doanhnghiep

#luuy

#congty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *